Để hiểu sau về doanh nghiệp thì đừng chỉ nhìn những gì doanh nghiệp biểu hiện ra bên ngoài, hãy hướng góc nhìn vào bên trong, bí mật nội bộ luôn là điều được cất giấu kỹ nhất!
Báo cáo tài chính (BCTC) là một mảnh đất “màu mỡ” được các nhà phân tích, đầu tư, các quỹ tín dụng chăm chỉ khai thác và ngày đêm “đào xới” các điểm bất thường.
Nhưng nếu chúng ta chỉ đọc và phân tích BCTC như nhìn một con số, chúng ta sẽ không đọc được ý đồ sâu bên trong được ẨN GIẤU của doanh nghiệp.
Sau đây là 8 dấu hiệu cho thấy sự bất thường trên Báo cáo tài chính:
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu đang tăng lên
Điều này cho thấy công ty đang sử dụng nợ nhiều hơn cả những gì công ty có. Một dấu hiệu báo động nếu tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 100%. Ngoài ra cũng có thể theo dõi Hệ Số Khả Năng Thanh Toán Lãi Vay. Nếu hệ số này nhỏ hơn 5 thì đây cũng là điểm cần chú ý.
Doanh thu liên tục giảm qua các năm
Nếu công ty có ba hoặc nhiều năm doanh thu sụt giảm, chứng tỏ công ty đã không kinh doanh tốt. Trong khi các biện pháp cắt giảm chi phí có thể bù đắp cho việc suy giảm doanh thu, nhưng công ty cần phải có sự thay đổi trong kinh doanh trong vòng 3 năm nếu không việc cắt giảm sẽ không mang lại giá trị dài hạn.
Khoản mục “Chi phí khác” trên bảng cân đối kế toán lớn bất thường
Các công ty thường có khoản mục “chi phí khác” hay biến động hoặc quá nhỏ để định lượng, đây là điều bình thường trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán. Nếu khoản mục “chi phí khác” có giá trị cao bất thường, bạn nên tìm xem điều gì đã tạo nên khoản mục “chi phí khác” cao đến như vậy. Và bạn có thể dự đoán khoản mục này còn xuất hiện trong tương lai hay không.
Dòng tiền thiếu ổn định
Dòng tiền là tín hiệu tốt cho biết sức khỏe của công ty, dòng tiền giống như một dòng chạy, lên và xuống. Các khoản mục trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy các giao dịch đang được xử lý nhưng không cho ta biết về các giao dịch xảy ra trong tương lai. Ngược lại, tình trạng thiếu tiền có thể là dấu hiệu việc chưa ghi nhận đúng thực tế về tình hình kinh doanh của công ty.
Sự tăng lên của các khoản thu và hàng tồn kho có liên quan đến doanh thu
Tiền ở các khoản phải thu hoặc trong hàng tồn kho là cá khoản tiền không tạo ra lợi nhuận. Trong khi điều quan trọng là phải có đủ hàng tồn kho để đáp ứng các đơn đặt hàng. Tuy nhiên một công lại không muốn các khoản phải thu chiếm phần nhiều trong doanh thu hoặc trữ nhiều hàng tồn kho không bán được.
Liên tục phát hành cổ phiếu
Nhiều cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường chứng khoán, tức là sẽ có nhiều cổ phần bị pha loãng hơn. Nếu số lượng cổ phần của một công ty liên tục tăng hai hoặc ba phần trăm mỗi năm cho thấy công ty đang phát hành nhiều cổ phần và làm loãng giá trị công ty.
Nợ vay luôn cao hơn tài sản đảm bảo
Kinh nghiệm cho thấy một số công ty duy trì ổn định tài sản và nợ vay khi ngành kinh doanh của công ty không phụ thuộc vào yếu tố theo mùa hoặc ít bị ảnh hưởng bởi áp lực thị trường. Kể cả các công ty trong ngành có tính mùa vụ, cũng có thể để nợ nhiều hơn so với tài sản bảo đảm. Về mặt kỹ thuật, nợ vay cao hơn tài sản đảm bảo nằm trong kế hoạch được lập. Nếu công ty để nợ phải trả tăng cao mà không có tài sản bảo đảm cũng có thể là dấu hiệu việc sử dụng đòn bẩy quá nhiều.
Giảm biên lợi nhuận gộp
Đây là thước đo về tính sinh lời của công ty được tính bằng cách lấy lợi nhuận thu được trên doanh thu trong một khoảng thời gian nhất định. Tỷ suất lợi nhuận biên giảm là điểm nên lưu ý. Biên lợi nhuận thể hiện chi phí sản xuất trực tiếp ra hàng hóa hoặc dịch vụ và biên lợi nhuận cần phải đủ để trang trải chi phí hoạt động như chi phí nợ.
Hãy tham gia ngay khóa học của CFC Vietnam để biết thêm nhiều thông tin hay về Quản trị tài chính doanh nghiệp