Các chỉ số tài chính cơ bản

Các chỉ số tài chính doanh nghiệp là những con số được tính toán bằng tỉ lệ của một số liệu tài chính/kinh doanh này so với một số liệu khác, ví dụ như tổng lợi nhuận chia cho tổng số lượng nhân sự. Chỉ số này cho chúng ta thấy được rõ nhất tình hình tài chính của một doanh nghiệp.

1. Chỉ số khả năng thanh toán

Dựa vào tỷ số khả năng thanh toán chúng ta có thể đánh giá được khả năng đáp ứng các nghĩa vụ dài hạn của doanh nghiệp. Khi đi sâu vào phân tích tỷ số khả năng thanh toán sẽ cho nhà quản lý cái nhìn sâu sắc về mức độ đòn bẩy tài chính mà công ty đang sử dụng hiện hành.

Với một số tỷ lệ khả năng thanh toán còn giúp các nhà đầu tư nhìn ra được công ty có đủ tiềm lực tài chính trả lãi liên tục hay chi trả cho các khoản phí cố định khác không. Nếu không đủ dòng tiền, khả năng cao sẽ dẫn tới vỡ nợ.

2. Chỉ số hoạt động

Tỷ lệ này được dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản một công ty. Với chỉ số loại này, nhà quản lý có thể phân ra thành“lợi nhuận hoạt động” và “hiệu quả hoạt động”.

Chỉ số về lợi nhuận hoạt động sẽ cung cấp thông tin về tổng thể khả năng sinh lời của một công ty. Còn chỉ số liên quan tới hiệu quả hoạt động sẽ giúp ban lãnh đạo giám sát được hiệu quả của việc sử dụng tài sản trong doanh nghiệp.

Nhìn chung tỷ lệ hoạt động sẽ chỉ ra được tốc độ chuyển đổi tài sản hoặc các khoản nợ hiện hành của một doanh nghiệp.

3. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho = giá vốn hàng bán / bình quân hàng tồn kho

Chỉ số này thường được so sánh qua nhiều năm. Nếu chỉ số này lớn sẽ cho thấy rằng tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho diễn ra tương đối nhanh. Ngược lại nếu chỉ số này thấp nghĩa là tốc độ quay vòng của hàng tồn đang ở mức thấp. Trong nhiều trường hợp, tuỳ thuộc tính chất của từng ngành nghề kinh doanh mà xác định mức độ tốt xấu của chỉ số này. Không phải cứ mức tồn kho cao là xấu mà mức tồn kho thấp là tốt.

Thông thường nếu chỉ số vòng quay hàng tồn kho cao thì chứng tỏ rằng hoạt động bán hàng trong doanh nghiệp đang ngày càng hiệu quả, hàng không bị ứ đọng lại nhiều. Chỉ số hàng tồn kho dần giảm qua các năm thì chứng tỏ doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với ít rủi ro hơn.

4. Chỉ số vòng quay khoản phải thu

Chỉ số vòng quay khoản phải thu = doanh thu thuần / khoản phải thu trung bình

Chỉ số này là thước đo trung bình mức độ nhanh chóng, tính hiệu quả trong việc xử lý các hóa đơn chưa thanh toán còn nợ lại. Nếu chỉ số này càng cao thì chứng tỏ mức độ trả nợ của khách hàng đang diễn ra nhanh chóng.

Nếu so sánh với các doanh nghiệp khác mà chỉ số này đang quá cao chứng minh rằng chính sách tín dụng của công ty hiện nay đang quá nghiêm ngặt, dễ bỏ lỡ cơ hội bán hàng. Hệ quả của vấn đề này đó chính là doanh nghiệp sẽ bị mất khách hàng cho các công ty đối thủ với những bên có thời gian tín dụng dài hơn. Qua các năm, nếu chỉ số này quá thấp thì chứng tỏ rằng việc thu hồi nợ của doanh nghiệp đang gặp khó khăn.

5. Chỉ số thanh khoản

Chỉ số thanh khoản hay tính thanh khoản là những khái niệm phổ biến trong quản lý tài chính. Có thể nói đây là một chỉ số được sử dụng rộng rãi nhất sau tỷ lệ lợi nhuận.

Chỉ số thanh khoản sẽ đo lường được khả năng đáp ứng nghĩa vụ nợ ngắn hạn của công ty. Đây là kết quả từ việc chia tiền mặt và các loại tài sản lưu động cho các khoản vay ngắn hạn hay khoản nợ hiện tại. Nếu giá trị chỉ số thanh khoản lớn hơn 1 thì điều này mang ý nghĩa là các nghĩa vụ ngắn hạn của công ty đã luôn được thanh toán đầy đủ.

Với những ngành kinh doanh khác nhau thì chỉ số thanh khoản cũng khác nhau. Những cửa hàng tạp hoá sẽ cần phải có nhiều tiền mặt để duy trì nguồn hàng liên tục hơn so với các công ty kinh doanh phần mềm. Chỉ số thanh khoản không cố định và xu hướng thay đổi theo thời gian.

6. Tỷ lệ nợ trên vốn

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu =Tổng nợ/ Giá trị vốn chủ sở hữu

Tài sản = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu sẽ phản ánh mức độ rủi ro trong việc thiết lập và vận hành vốn của công ty. Dựa trên tỷ lệ này ban lãnh đạo có thể nhìn ra số nợ mà công ty đang gánh để có thể điều hành kinh doanh. Đó có thể là các khoản nợ ngắn hạn, dài hạn hoặc là các khoản vay thế chấp.

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu sẽ giúp các nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về tiềm lực tài chính của công ty. Nếu tỷ lệ này lớn hơn 1 nghĩa là tải sản của công ty được hình thành từ những khoản nợ. Ngược lại, tỷ lệ này bé hơn 1 thì tài sản của công ty được tạo thành từ nguồn vốn hiện có của chủ sở hữu.

Tỷ lệ nợ trên vốn sở hữu nhỏ thì công ty hiện đang có ít các khoản nợ. Nếu tỷ lệ này ngày càng lớn lên theo từng quý nghĩa là doanh nghiệp đang phải đối diện với khó khăn trong việc chi trả các khoản nợ, có nguy cơ phá sản trong tương lai.

7. Tỷ suất lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận được sử dụng rộng rãi trong quá trình phân tích đầu tư. Những tỷ lệ liên quan đến lợi nhuận phổ biến thường gồm tỷ suất lợi nhuận sinh lời, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Dựa vào những tỷ suất này chúng ta có thể tính toán được tình hình sinh lời hiện nay của doanh nghiệp và tính ra được lãi ròng của từng cổ đông trong công ty.

Thông qua tỷ suất lợi nhuận dựa trên doanh thu các nhà đầu tư có thể nắm bắt được chính xác số tiền thu được sau khi bỏ vốn đầu tư. Còn với tỷ suất lợi nhuận sinh lời sẽ cho ta biết rõ cụ thể tỷ suất sinh lời trên tài sản là bao nhiêu và tỷ suất sinh lời trên vốn sở hữu là bao nhiêu. Từ đó có thể đưa ra phương án điều chỉnh hoạt động kinh doanh của công ty cho phù hợp với tình hình thực tế.

8. Chỉ số rủi ro

Đây là loại chỉ số giúp nhà quản lý có thể nhận biết được rủi ro trong hoạt động kinh doanh dựa vào những biến động về doanh thu. Cụ thể chỉ số này sẽ chỉ ra được rõ thời điểm nào doanh nghiệp thường kiếm được ít lợi nhuận hay lỗ vốn.

Thông qua 4 loại chỉ số là: chỉ số biên lợi nhuận phân phối, mức độ ảnh hưởng từ đòn bẩy kinh doanh, mức độ ảnh hưởng đòn bẩy tài chính (FLE), chỉ số hiệu ứng đòn bẩy tổng thể (TLE) doanh nghiệp có thể có được xác định được chính xác chỉ số rủi ro của mình.

Một doanh nghiệp sử dụng chi phí lợi cố định quá lớn sẽ dễ dẫn tới thua lỗ, hụt vốn, phá sản. Nếu hơn một nửa chi phí được sử dụng là chi phí biến đổi thì doanh nghiệp sẽ có khả năng cao tránh được tình trạng trên.

9. Chỉ số tăng trưởng tiềm năng

G (chỉ số tăng trưởng tiềm năng) = RR x ROE

Trong đó:

RR = Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại = 1 – (Cổ tức/ Tổng thu nhập ròng)

ROE = Thu nhập ròng/ Tổng vốn chủ sở hữu = (Thu nhập ròng/ Doanh thu) * (Doanh thu/ Tổng tài sản) * (Tổng tài sản/ Vốn cổ phần)

Chỉ số tăng trưởng tiềm năng sẽ đánh giá được cơ bản tình hình hoạt động trong một doanh nghiệp cụ thể là về khía cạnh về tài chính và tăng trưởng của doanh nghiệp. Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng các chỉ số này sẽ không mang nhiều ý nghĩa khi chỉ đứng một mình. Để có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của một công ty thì cần phải xem xét cùng các chỉ số như:

Chỉ số trung bình ngành: So sánh công ty với trung bình ngành là một dạng so sánh rất phổ biến hiện nay.

So sánh trong bối cảnh chung nền kinh tế: Khi nhìn tổng thể vào chu kỳ của nền kinh tế các nhà phân tích có thể hiểu và dự đoán được tình hình công ty trong các điều kiện thay đổi khác nhau của nền kinh tế, ngay cả trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái.

So sánh với những kết quả hoạt động trong quá khứ của doanh nghiệp.

 

Z3907142615519 42605364d84b3ebb2f45aea1cd1cad9c

Lĩnh vực - Ngành

Dịch vụ tư vấn

+ Đo lường sức khỏe tài chính doanh nghiệp định kỳ

+ Thiết lập và vận hành mô hình tài chính kinh doanh tối ưu

+ Xây dựng và vận hành ngân sách doanh nghiệp

+ Cấu trúc vốn tối ưu

+ Quản trị rủi ro tài chính

+ Xây dựng và vận hành hệ thống báo cáo quản trị tài chính

+ Trực quan hóa báo cáo bằng POWER BI

+ Phân tích động lực tăng trưởng và Rủi ro kinh doanh

+ Cố vấn chiến lược và các quyết định quản trị tài chính

+ Thẩm định tài chính dự án

+ Huy động vốn và M&A

Dịch vụ tư vấn

Bài viết nổi bật

Dịch vụ bạn quan tâm