Image1

Hướng dẫn cách phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp – phần 1

Phân tích báo cáo tài chính là một trong những hoạt động không thể thiếu khi đọc báo cáo tài chính. Vậy có những chỉ số nào trong báo cáo tài chính cần được phân tích?

Phân tích khả năng thanh toán

Để đảm bảo hoạt động sản xuất và kinh doanh không bị gián đoạn, doanh nghiệp cần có đủ vốn luân chuyển để thanh toán khoản nợ ngắn hạn và duy trì lượng hàng tồn kho thích hợp. 

Việc đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ thanh toán là điều cần thiết để duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp. Để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, chúng ta sử dụng hệ số khả năng thanh toán. 

– Phân tích hệ số khả năng thanh toán hiện hành

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành thể hiện khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành tiền để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn

Thông thường, hệ số này thấp (đặc biệt là khi < 1) cho thấy doanh nghiệp có thể đang xảy ra rủi ro về thanh toán. Hệ số này cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng chi trả cho những khoản nợ đến hạn.

Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hơn, cần xem xét thêm thực trạng hoạt động kinh doanh và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. 

– Phân tích hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Việc phân tích hệ số khả năng thanh toán lãi vay sẽ giúp chúng ta đánh giá liệu có xảy ra rủi ro trong việc thanh toán lãi vay hay không. 

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)/Lãi vay phải trả 

– Phân tích hệ số vòng quay các khoản phải thu

Để có thể đánh giá tốc độ thu hồi công nợ (các khoản phải thu) của doanh nghiệp, chúng ta sử dụng hệ số vòng quay các khoản phải thu theo công thức sau:

Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu/Các khoản phải thu bình quân 

Và chúng ta lấy 360 ngày (1 năm) chia cho vòng quay các khoản phải thu như sau:

Kỳ thu tiền bình quân (ngày) = 360/Vòng quay các khoản phải thu 

Kỳ thu tiền bình quân cho biết thời hạn sau bao lâu thì doanh nghiệp sẽ thu được tiền bán hàng. Hệ số này sẽ phụ thuộc vào chính sách bán chịu (bán thiếu) và chính sách thanh toán của doanh nghiệp.

– Phân tích hệ số vòng quay hàng tồn kho

Hệ số này giúp chúng ta phản ánh việc 1 đồng vốn hàng tồn kho có thể quay vòng bao nhiêu lần trong một kỳ. 

Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho bình quân 

Thông thường, hệ số vòng quay hàng tồn kho càng lớn thì nghĩa là hàng tồn kho ít, sản phẩm được tiêu thụ nhanh và vốn không bị ứ đọng ở hàng tồn kho.

Tuy vậy, chúng ta cũng cần xem xét các yếu tố khác của doanh nghiệp.

Ví dụ, trường hợp một doanh nghiệp sản xuất nhận thấy giá nguyên liệu đang giảm thì họ sẽ cần đẩy mạnh số lượng nguyên vật liệu dự trữ. Khi đó, hàng tồn kho dự trữ sẽ tăng lên và đồng thời làm cho vòng quay hàng tồn kho giảm xuống.

Tương tự, chúng ta cũng sẽ tính được:

Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho (ngày) = 360/Vòng quay hàng tồn kho 

Trên đây là công thức phân tích khả năng thanh toán, ở phần sau, chúng ta sẽ tìm hiểu cách phân tích đòn bẩy tài chính trong báo cáo, phân tích khả năng sinh lời và phân tích dòng tiền.

Z3907142615519 42605364d84b3ebb2f45aea1cd1cad9c

Lĩnh vực - Ngành

Dịch vụ tư vấn

+ Đo lường sức khỏe tài chính doanh nghiệp định kỳ

+ Thiết lập và vận hành mô hình tài chính kinh doanh tối ưu

+ Xây dựng và vận hành ngân sách doanh nghiệp

+ Cấu trúc vốn tối ưu

+ Quản trị rủi ro tài chính

+ Xây dựng và vận hành hệ thống báo cáo quản trị tài chính

+ Trực quan hóa báo cáo bằng POWER BI

+ Phân tích động lực tăng trưởng và Rủi ro kinh doanh

+ Cố vấn chiến lược và các quyết định quản trị tài chính

+ Thẩm định tài chính dự án

+ Huy động vốn và M&A

Dịch vụ tư vấn

Bài viết nổi bật

Dịch vụ bạn quan tâm