438242160 342571465502640 7344853012785848354 N

Tại sao “chênh lệch dòng tiền” lại có sức ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh?

TẠI SAO “CHÊNH LỆCH DÒNG TIỀN” LẠI CÓ SỨC ẢNH HƯỞNG TRỰC TIẾP ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH
Tại sao Có một quy luật bất biến trong kinh doanh: “Tiền là vua – không phải lợi nhuận!”
Là chủ doanh nghiệp, nếu bạn đã từng rơi vào tình cảnh doanh thu tăng trưởng nhanh và đều, phân tích báo cáo tài chính thấy có lời nhưng lúc nào cũng trong trạng thái chạy tiền, có lời mà không thấy tiền đâu? Bên cạnh đó, rất nhiều doanh nghiệp than phiền rằng, trong sổ sách, họ luôn thấy mình có lãi nhưng trong két lại chẳng có tiền? Từ chỗ mất kiểm soát dòng tiền, họ đi vào nợ nần, thâm hụt tài chính và kết cục phá sản là tất yếu.
Thật vậy, dòng tiền trong doanh nghiệp được ví như dòng máu trong cơ thể. Sự luân chuyển liên tục giữa tiền – hàng – tiền tạo thành “chu trình” khép kín không khác nào một hệ thống tuần hoàn máu luôn vận hành liên tục để nuôi sống cơ thể. Dòng tiền “gãy” như “trái tim” ngừng đập – điều này chẳng khác nào sự xuất hiện của mảng xơ vữa, cục máu đông, gây tắc nghẽn mạch máu, lưu thông máu bị gián đoạn, dễ gây các cơn “đột quỵ”.
Một số biểu hiện đáng lưu tâm ở hội chứng “Xơ vữa cục máu đông” trong doanh nghiệp bao gồm: Nợ phải thu khó đòi, tồn kho vượt hạn mức, đầu tư ngoài ngành, lấy ngắn nuôi dài, tỷ lệ nợ vay cao hay thiếu tính thanh khoản…”.
Tại sao Liệu rằng có thuốc đặc trị cho chứng bệnh này không? Câu trả lời sẽ là “CASHGAP”!
Sự chênh lệch dòng tiền “CASHGAP” rất quan trọng và chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của doanh nghiệp khi: “Chênh lệch dòng tiền càng nhỏ thì vốn lưu động càng ít, càng tăng trưởng chúng ta càng có nhiều tiền hơn.”
>> Có một tin vui là bạn hoàn toàn có thể nắm thế “chủ động” khi giải quyết vấn đề về sự chênh lệch dòng tiền dài hay ngắn vì nó phụ thuộc vào hành động và chính sách của doanh nghiệp bạn đối với 3 đối tượng chính như:
+ Với Nhà Cung Cấp: Bạn có thể kéo dài/tăng kỳ hạn các khoản phải trả
+ Với Quá trình bán hàng: Doanh nghiệp có thể xác định mức tồn kho tối thiểu và thời điểm đặt hàng thông qua công tác tăng vòng quay hàng tồn kho – Rút ngắn thời gian hàng hóa ở trong quy trình bán hay đợi bán – Kéo theo kỳ hạn khoản phải thu giảm sẽ làm cho chênh lệch dòng tiền giảm.
+ Với Khách Hàng: Bạn có thể theo dõi sát lịch thanh toán của khách hàng, cân đối dòng tiền vào và các khoản phải trả Nhà cung cấp nhằm rút ngắn/giảm kỳ hạn các khoản phải thu.
>> Đồng thời, doanh nghiệp có thể thu hẹp sự chênh lệch dòng tiền khi:
+ Tự chủ động nguồn khách hàng để dự báo được doanh thu;
+ Tự đàm phán và kéo dài thời gian thanh toán với nhà cung cấp;
+ Tự chủ động đề xuất và hoạch định chính sách bán hàng, thanh toán.
>> Bên cạnh đó, một điều không thể thiếu đó là tối ưu “BẢN KẾ HOẠCH SALES”. Vì sao thế?
SALES là bộ phận sở hữu các “chiến binh” hùng hậu – hừng hực khí thế và sẵn sàng chinh chiến trên thị trường để mang tiền – mang máu và mang lại doanh thu trực tiếp cho doanh nghiệp. Trong khi đó, doanh thu và giá vốn lại có sự ảnh hưởng nhất định đến dòng tiền. Doanh thu càng cao thì Tỉ lệ Giá vốn/Giá bán (COGS%) càng thấp, tức “margin” lãi gộp càng cao thì càng có lợi về dòng tiền và ngược lại. Hay nói cách khác: “cơ cấu sản phẩm có “margin” cao hay thấp sẽ có sức ảnh hưởng lớn đến doanh thu và dòng tiền.”
Tại sao Một minh chứng rõ nhất cho điều này là trường hợp của Amazon:
Vào cuối năm 1998, Amazon báo cáo kỳ thu tiền bình quân bằng 0; kỳ dự trữ hàng tồn kho là 23 ngày, và kỳ thanh toán các khoản phải trả là 87 ngày. Các con số này sẽ cho ra chênh lệch dòng tiền âm – 64 ngày. Tại thời điểm này, với giá vốn hàng bán trung bình là 1,3 triệu USD/ ngày, các nhà bán lẻ khổng lồ qua mạng đã quản lý tăng 83 triệu USD/ ngày vốn không trả lãi từ việc kiếm tiền từ khách hàng và nhận được sự ca tụng từ các nhà đầu tư.
Điều ấn tượng nhất ở đây là khi doanh nghiệp này đã áp dụng một chính sách rất “thông minh” khi:
+ Kỳ thu tiền bình quân (DSO =0): Doanh nghiệp thu tiền từ khách hàng ngay lập tức hoặc trong một thời gian rất ngắn sau khi bán hàng để có tiền nhanh chóng và dồn lực tái đầu tư / trả nợ.
+ Kỳ dự trữ hàng tồn kho (DIO = 23 ngày): Doanh nghiệp duy trì một lượng hàng tồn kho tương đối thấp so với doanh số bán hàng nhằm giảm nguồn vốn bị ràng buộc trong khoản tiền gắn liền với hàng tồn kho.
+ Kỳ thanh toán các khoản phải trả (DPO = 87 ngày): Doanh nghiệp chủ động kéo dài thời gian trả tiền cho nhà cung cấp và tận dụng khoản tiền đó để tập trung phát triển kinh doanh trước khi trả nợ.
Như vậy có thể thấy, chính sách đó đã giúp amazon vượt qua thời kỳ khó khăn, tránh được tình trạng “gãy dòng tiền” để duy trì và phát triển đột phá, trở thành Trang WEB thương mại điện tử lớn nhất thế giới. Đồng thời, ví dụ này cũng là “bằng chứng” giúp chúng ta tin hơn vào khẳng định: “Chênh lệch dòng tiền giảm tạo ra kết quả kinh doanh tốt hơn.”
Tại sao Quay về thực trạng hiện nay, chúng ta đang kinh doanh trong thời “gió ngược” – khi mà lãi suất và lạm phát tăng cao – rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đang liên tục đối đầu với rủi ro về thanh khoản, tín dụng, pháp lý… Doanh nghiệp muốn tăng tốc mở rộng quy mô, dự án kinh doanh nhưng mãi chưa vay được vốn. Trả nợ ngân hàng “khó khăn” vì chưa biết cách xây dựng cấu trúc khoản vay hợp lý. Nhìn thấy nhiều doanh nghiệp vỡ nợ trong trạng thái đang có rất nhiều tài sản mà lại không biết mình c.h.ế.t ở đâu? (Khoản phải thu, khoản phải trả, sản phẩm dở dang hay dạng tồn kho?)… Điều này thật khiến nhiều doanh nghiệp “trăn trở”.
Tại sao Những lúc này, giải pháp tốt nhất là “chủ động” trang bị “vũ khí” giúp bạn thấu hiểu + đưa ra giải pháp “sát sườn” nhằm tối ưu hóa công tác quản trị dòng tiền nói riêng và quản trị tài chính nói chung kèm với một số gợi ý nhỏ mà chúng tôi đã đề cập trong bài viết để có thể nắm thế “chủ động” khi xảy ra các vấn đề về chênh lệch dòng tiền.
Tại sao Để xây dựng giải pháp tối ưu nhất cho Dòng tiền doanh nghiệp, tất cả có trong khóa học QUẢN TRỊ DÒNG TIỀN CHUYÊN NGHIỆP của CFC Vietnam.
———-
CFC Vietnam
Hotline: 082.371.3456
Website: cfcvietnam.vn
Z3907142615519 42605364d84b3ebb2f45aea1cd1cad9c

Lĩnh vực - Ngành

Dịch vụ tư vấn

+ Đo lường sức khỏe tài chính doanh nghiệp định kỳ

+ Thiết lập và vận hành mô hình tài chính kinh doanh tối ưu

+ Xây dựng và vận hành ngân sách doanh nghiệp

+ Cấu trúc vốn tối ưu

+ Quản trị rủi ro tài chính

+ Xây dựng và vận hành hệ thống báo cáo quản trị tài chính

+ Trực quan hóa báo cáo bằng POWER BI

+ Phân tích động lực tăng trưởng và Rủi ro kinh doanh

+ Cố vấn chiến lược và các quyết định quản trị tài chính

+ Thẩm định tài chính dự án

+ Huy động vốn và M&A

Dịch vụ tư vấn

Bài viết nổi bật

Dịch vụ bạn quan tâm