
“Burn Rate” và “Runway” – Hai Chỉ Số Sống Còn Trong Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp Tăng Trưởng
Trong bối cảnh doanh nghiệp khởi nghiệp và tăng trưởng nhanh, việc kiểm soát chi tiêu và dòng tiền không
Theo số liệu công bố tại hội nghị tổng kết công tác năm 2022 – triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 của ngành cảng biển, vận tải biển do Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức tuần qua, tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam năm 2022 ước đạt 733,18 triệu tấn, tăng 4% so với năm 2021. Trong đó, hàng xuất khẩu đạt 179,07 triệu tấn, giảm 3%; hàng nhập khẩu đạt 209,26 tấn, giảm 2%. Hàng nội địa đạt 342,79 tấn, tăng 12% so với năm 2021.
Đặc biệt, khối lượng hàng container thông qua cảng biển ước đạt 25,09 triệu TEUs, tăng 5%. Trong đó, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu vận tải quốc tế của đội tàu biển Việt Nam tăng 10%, đạt khoảng 1,29 triệu tấn so với năm 2021. Đây là mức tăng trưởng cao, chủ yếu vận tải các tuyến như: đi Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, khu vực Đông Nam Á và một số tuyến châu Âu. Nhờ đó, nhiều doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam ghi nhận mức doanh thu và lợi nhuận tăng do nguồn hàng vận tải và giá cước tăng trong đầu năm 2022.
Đánh giá về ngành vận tải biển năm qua, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Xuân Sang cho biết đội tàu Việt Nam đáp ứng 100% nhu cầu vận tải hàng hóa bằng đường biển nội địa. Còn sản lượng hàng hóa vận tải tuyến quốc tế của đội tàu Việt Nam năm 2022 tăng hơn 10% so với năm ngoái, đạt gần 1,3 triệu tấn hàng hóa.
“Doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp vận tải biển đều tăng, một phần do cước vận tải tăng nhưng chất lượng đội tàu cũng được tiếp tục cải thiện, cơ cấu đội tàu tiếp tục hợp lý hơn”, Thứ trưởng nhìn nhận và cho rằng công tác an toàn hàng hải cũng được đảm bảo, giảm số vụ tai nạn hàng hải.
Cụ thể, báo cáo của Tổng công ty Hàng hải (VIMC) cho thấy: năm 2022, doanh thu hợp nhất của Tổng công ty ước đạt 15.041 tỷ đồng, đạt 120% kế hoạch, báo lãi 3.129,5 tỷ đồng, vượt 24% so với kế hoạch.
Trong đó, doanh thu khối cảng biển vượt nhẹ so với kế hoạch, trong khi doanh thu từ khối vận tải biển tương đối tốt, vượt xa kế hoạch đặt ra. Đây là năm thứ hai Tổng công ty ghi nhận mức lãi kỷ lục sau nhiều năm trước đó làm ăn bết bát, thua lỗ liên tục.
Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam (Vosco) cũng hoàn thành kế hoạch năm 2022 từ rất sớm khi ghi nhận doanh thu hơn 1.920 tỷ đồng và lãi trước thuế lên đến 470 tỷ đồng, vượt 45% kế hoạch và bù hết số lỗ lũy kế. Tận dụng sự tăng trưởng của thị trường, công ty ký được hợp đồng với mức cước tương đối cao cho một số tàu hàng khô.
Thị trường tàu container cũng khởi sắc hơn so với cùng kỳ nên 2 tàu container hoạt động hiệu quả hơn. Thị trường tàu dầu sản phẩm sau khi gặp rất nhiều khó khăn trong quý 1, nhưng có sự tăng trưởng trong quý 2 và đặc biệt là quý 3.
+ Đo lường sức khỏe tài chính doanh nghiệp định kỳ
+ Thiết lập và vận hành mô hình tài chính kinh doanh tối ưu
+ Xây dựng và vận hành ngân sách doanh nghiệp
+ Cấu trúc vốn tối ưu
+ Quản trị rủi ro tài chính
+ Xây dựng và vận hành hệ thống báo cáo quản trị tài chính
+ Trực quan hóa báo cáo bằng POWER BI
+ Phân tích động lực tăng trưởng và Rủi ro kinh doanh
+ Cố vấn chiến lược và các quyết định quản trị tài chính
+ Thẩm định tài chính dự án
+ Huy động vốn và M&A
Trong bối cảnh doanh nghiệp khởi nghiệp và tăng trưởng nhanh, việc kiểm soát chi tiêu và dòng tiền không
Quản trị tài chính là yếu tố cốt lõi quyết định sự thành công và bền vững của một doanh
Trong doanh nghiệp, mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và CFO (Giám đốc tài chính) đóng vai trò rất