CFC Vietnam thiết kế báo cáo dựa trên thông tin từ nhiều nguồn, chúng tôi luôn cố gắng giữ thông tin cập nhật và chính xác nhưng không tuyên bố hay bảo đảm dưới bất kỳ hình thức nào về tính đầy đủ, chính xác, độ tin cậy, tính phù hợp hoặc tính khả dụng đối với báo cáo này.
A. Số liệu trung bình ngành
Chỉ số trung bình ngành được tính trung bình từ số liệu Báo cáo tài chính của 05 công ty đầu ngành:
STT | Tên công ty | Mã chứng khoán |
1 | Công ty CP Vận tải xăng dầu đường thủy Petrolimex | PJT |
2 | Công ty CP Vinafreight | VNF |
3 | Công ty CP Vận tải và Xếp dỡ Hải An | HAH |
4 | Công ty CP Container Việt Nam | VSC |
5 | Công ty CP Cảng Hải Phòng | PHP |
Trung bình ngành (ĐVT: tỷ đồng):
B. Chỉ số lợi nhuận đầu tư
STT | Chỉ số | Ý nghĩa chỉ số |
1 | Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) | Chỉ số về lợi nhuận trên tổng tài sản của một doanh nghiệp |
2 | Tỷ suất sinh lời trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE) | Chỉ số về lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp |
❖ Vận tải là ngành đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế, cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử chuyển từ hình thức mua hàng trực tiếp sang mua hàng trực tuyến.
❖ Việt Nam đang có nhiều lợi thế để phát triển ngành vận tải và logistics: Trao đổi thương mại toàn cầu gia tăng cùng với việc hội nhập kinh tế quốc tế và việc ký kết thành công các hiệp định tự do thương mại, vị trí địa lý thích hợp để xây dựng các trung tâm trung chuyển của khu vực Đông Nam Á, cơ sở hạ tầng: kho bãi, đường cao tốc, cảng biển, cảng hàng không được cải thiện. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, bước sang quý 4/2022, các doanh nghiệp vận tải đang nỗ lực mở rộng đầu tư, đẩy mạnh quy mô kho bãi nâng cao chất lượng.
❖ Việt Nam đã có các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực vận tải đủ sức cạnh tranh với các công ty nước ngoài, Việt Nam đứng đầu trong các nước ASEAN về số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải được FMC cấp phép.
C. Chỉ số tài chính
Chỉ số tài chính | Chỉ số trung bình ngành | Chỉ số tiêu chuẩn | Ý nghĩa chỉ số | ||||||
I. Chỉ số thanh toán | |||||||||
Chỉ số thanh toán tiền mặt | 0.76 | ~ 1 | Cho biết một công ty có thể trả được các khoản nợ của mình nhanh đến đâu. | ||||||
Chỉ số thanh toán hiện hành | 3.85 | 1.00 | Cho biết khả năng của một công ty trong việc dùng các tài sản lưu động như tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình. | ||||||
Chỉ số vòng quay các khoản phải thu | 0.97 | Cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng đối với các khách hàng. Chỉ số càng cao càng thể hiện rằng các phương thức thu nợ của công ty là có hiệu quả. | |||||||
Chỉ số vòng quay các khoản phải trả | 0.40 | Phản ánh khả năng chiếm dụng vốn đối với nhà cung cấp. Vòng quay càng cao cho biết khả năng thanh toán đối với nhà cung cấp tốt, tình hình tài chính mạnh. | |||||||
II. Hiệu quả hoạt động | |||||||||
Vòng quay tổng tài sản | 0.15 | Chỉ số thể hiện khả năng tạo ra doanh thu của doanh nghiệp nhờ đầu tư vào tổng tài sản. | |||||||
Vòng quay tài sản cố định | 0.44 | Chỉ số thể hiện khả năng tạo ra doanh thu của doanh nghiệp nhờ đầu tư vào tổng tài sản cố định. | |||||||
Vòng quay vốn cổ phần | 0.20 | Phản ánh khả năng tạo ra doanh thu từ việc doanh nghiệp đầu tư vào tổng vốn cổ phần. | |||||||
III. Tiêu chí “3 lằn ranh đỏ” | |||||||||
Tổng nợ vay/ Vốn chủ sở hữu (D/E) | 0.31 | < 1 | Là phần trăm giữa vốn doanh nghiệp huy động từ hoạt động đi vay với khoản vốn chủ sở hữu, được sử dụng để đánh giá đòn bẩy tài chính của công ty. | ||||||
Tổng phải trả/ Tổng tài sản (TD/TA) | 0.24 | < 0.6 | Cho thấy rằng bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp được tài trợ từ các khoản nợ, tiền vay. | ||||||
Chỉ số thanh toán tiền mặt | 0.76 | ~ 1 | Cho biết một công ty có thể trả được các khoản nợ của mình nhanh đến đâu. |
❖ Khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp logistics đang đối mặt bao gồm biến động giá năng lượng, nguyên vật liệu đầu vào; cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành; rủi ro từ chuỗi cung ứng, bất ổn chính trị trên thế giới; nhu cầu mua sắm, tiêu dùng giảm.
❖ Phân tích báo cáo tài chính của 34 doanh nghiệp logistics niêm yết trên sàn chứng khoán cũng cho thấy, bước sang quý 3 đã có thêm 8,8% số doanh nghiệp bị chuyển từ nhóm “đang trên đà phục hồi” trong 6 tháng đầu năm 2022 sang “suy giảm” trong 9 tháng đầu năm, phản ánh độ co giãn khá lớn của kết quả kinh doanh của ngành đối với những biến động trong nước và quốc tế.